ads responsive post
Các nhà khoa học đang ra sức cảnh báo sự gia tăng của hiện tượng nóng lên toàn cầu đang làm chậm tốc độ di chuyển của bão, tăng sức tàn phá của nó.
Ở đây các nhà khoa học đang muốn đề cập đến tốc độ di chuyển của bão thay vì tốc độ gió. Chuyển động chậm lại sẽ khiến bão gây thiệt hại nặng hơn mỗi khi đi qua.
Cảnh báo được đưa ra sau khi các nhà khoa học so sánh dữ liệu khí tượng từ năm 1950 với một vài năm trở lại đây và kết hợp dự đoán thời tiết bằng mô hình máy tính.
Trong tự nhiên, dù gió có giật mạnh đến mấy, cơn bão vẫn có thể di chuyển với tốc độ chậm. Đơn cử như vào năm 2019, siêu bão Dorian có sức gió tới 295 km/h nhưng chỉ di chuyển vài kilomet mỗi giờ.
Với tốc độ di chuyển chậm, bão sẽ có nhiều thời gian tàn phá hơn, đồng thời khiến một khu vực nhỏ chịu lượng mưa lớn trong thời gian dài. Trong tương lai, các cơn bão dù nhỏ nhưng vẫn sẽ có sức tàn phá tương đương với siêu bão Dorian hoặc thậm chí còn hơn thế nữa.
“Các mô phỏng của chúng tôi cho thấy hiện tượng nóng lên toàn cầu có thể dẫn đến chuyển động bão chậm đi, đặc biệt là một số khu vực đông dân ở vĩ độ trung bình. Đây là nghiên cứu đầu tiên chúng tôi kết hợp giữa giải thích vật lý và sức mạnh công nghệ để cho ra kết quả”, nhà khí hậu học Gan Zhang từ Đại học Princeton cho biết.
Bằng cách sử dụng mô hình khí hậu, Zhang và các đồng nghiệp đã dựa trên sáu mô hình thời tiết từ 15 điều kiện ban đầu và cho ra 90 kịch bản dự đoán. Trong gần 100 kịch bản đó, các nhà khoa học dự đoán vào cuối thế kỷ 21, lượng CO2 trên Trái Đất tăng cao khiến nhiệt độ toàn cầu tăng 4 độ C.
Theo các mô hình gợi ý, những cơn bão ở châu Á và Bắc Mỹ dọc theo vĩ độ gần New York sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Tuy nhiên tốc độ bão ở vùng nhiệt đới không bị ảnh hưởng do nhiệt độ gia tăng.
Các nhà khoa học cho biết nghiên cứu không tìm ra mối liên hệ rõ ràng giữa biến đổi khí hậu do hoạt động con người gây ra và sự chuyển động chậm dần của các cơn bão. Hiện tại, nhóm nghiên cứu không có đủ cơ sở để loại trừ các biến đổi tự nhiên hay một số nguyên nhân cục bộ.
Nhưng đây được xem là chỉ báo rõ ràng về việc chúng ta đang chuốc họa vào thân khi không kiểm soát biến đổi khí hậu. Dần dần, các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày một tăng và việc chúng kéo dài sẽ khiến con người chịu nhiều tổn thất.
"Với những kết quả có được, chúng tôi muốn chứng minh rằng sự chậm lại của chuyển động bão tỷ lệ thuận với hiện tượng nóng lên toàn cầu. Phát hiện của chúng tôi cũng được hậu thuẫn bởi các chứng minh vật lý và mô hình máy tính nên độ tin cậy hoàn toàn cao", Zhang cho biết.
Theo Zing News
Ở đây các nhà khoa học đang muốn đề cập đến tốc độ di chuyển của bão thay vì tốc độ gió. Chuyển động chậm lại sẽ khiến bão gây thiệt hại nặng hơn mỗi khi đi qua.
Cảnh báo được đưa ra sau khi các nhà khoa học so sánh dữ liệu khí tượng từ năm 1950 với một vài năm trở lại đây và kết hợp dự đoán thời tiết bằng mô hình máy tính.
Giờ đây, chúng ta nên thận trọng trước những thảm họa thiên nhiên. Ảnh: Getty Images. |
Trong tự nhiên, dù gió có giật mạnh đến mấy, cơn bão vẫn có thể di chuyển với tốc độ chậm. Đơn cử như vào năm 2019, siêu bão Dorian có sức gió tới 295 km/h nhưng chỉ di chuyển vài kilomet mỗi giờ.
Với tốc độ di chuyển chậm, bão sẽ có nhiều thời gian tàn phá hơn, đồng thời khiến một khu vực nhỏ chịu lượng mưa lớn trong thời gian dài. Trong tương lai, các cơn bão dù nhỏ nhưng vẫn sẽ có sức tàn phá tương đương với siêu bão Dorian hoặc thậm chí còn hơn thế nữa.
“Các mô phỏng của chúng tôi cho thấy hiện tượng nóng lên toàn cầu có thể dẫn đến chuyển động bão chậm đi, đặc biệt là một số khu vực đông dân ở vĩ độ trung bình. Đây là nghiên cứu đầu tiên chúng tôi kết hợp giữa giải thích vật lý và sức mạnh công nghệ để cho ra kết quả”, nhà khí hậu học Gan Zhang từ Đại học Princeton cho biết.
Bằng cách sử dụng mô hình khí hậu, Zhang và các đồng nghiệp đã dựa trên sáu mô hình thời tiết từ 15 điều kiện ban đầu và cho ra 90 kịch bản dự đoán. Trong gần 100 kịch bản đó, các nhà khoa học dự đoán vào cuối thế kỷ 21, lượng CO2 trên Trái Đất tăng cao khiến nhiệt độ toàn cầu tăng 4 độ C.
Theo các mô hình gợi ý, những cơn bão ở châu Á và Bắc Mỹ dọc theo vĩ độ gần New York sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Tuy nhiên tốc độ bão ở vùng nhiệt đới không bị ảnh hưởng do nhiệt độ gia tăng.
Các nhà khoa học cho biết nghiên cứu không tìm ra mối liên hệ rõ ràng giữa biến đổi khí hậu do hoạt động con người gây ra và sự chuyển động chậm dần của các cơn bão. Hiện tại, nhóm nghiên cứu không có đủ cơ sở để loại trừ các biến đổi tự nhiên hay một số nguyên nhân cục bộ.
Nhưng đây được xem là chỉ báo rõ ràng về việc chúng ta đang chuốc họa vào thân khi không kiểm soát biến đổi khí hậu. Dần dần, các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày một tăng và việc chúng kéo dài sẽ khiến con người chịu nhiều tổn thất.
"Với những kết quả có được, chúng tôi muốn chứng minh rằng sự chậm lại của chuyển động bão tỷ lệ thuận với hiện tượng nóng lên toàn cầu. Phát hiện của chúng tôi cũng được hậu thuẫn bởi các chứng minh vật lý và mô hình máy tính nên độ tin cậy hoàn toàn cao", Zhang cho biết.
Theo Zing News